Cỏ máu: Thảo dược an toàn, lành tính
Cỏ máu: Thảo dược an toàn, lành tính
Không có những công dụng kỳ diệu như lời đồn thổi. Cỏ máu chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi kết hợp với các loại thảo mộc phù hợp, liều lượng và liệu trình sử dụng khoa học. Đặc biệt, nguồn cỏ máu phải được khai thác ở đúng vùng nguyên liệu truyền thống, nơi có những đặc điểm phù hợp để cây sinh trưởng và đủ điều kiện khai thác.
Cỏ máu là gì?
Cỏ máu thuộc một họ của huyết đằng, vốn là một loại cây leo có nguồn gốc ở Đông Á. Sở dĩ có tên “cỏ máu” theo cách gọi dân gian bởi từ thân loại cây này khi khai thác, có chảy ra loại nhựa màu đỏ nâu, tương tự như máu.
Trong y học cổ truyền của người Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc & Việt Nam, thân cây được sử dụng trong ngành dược liệu. Cành và lá được loại bỏ, chỉ có phần thân được cắt lát rồi sấy khô tự nhiên, tốt nhất là dưới ánh mặt trời.
Công dụng của cỏ máu
Cỏ máu trong dân gian và các nghiên cứu về y học cổ truyền có 2 tác dụng chính: cải thiện tuần hoàn máu & chứng tê bì chân tay. Vị của cỏ máu được biết tới là hơi chát ban đầu, ngọt nhẹ hậu vị và tính ấm. Y học dân gian sử dụng cây này để cải thiện các vấn đề liên quan tới “máu” như chứng thiếu máu, ứ máu, kinh nguyệt thất thường, đau bụng kinh, không có kinh do tình trạng ứ đọng máu, thiếu hụt máu và kích hoạt các dòng khí bên trong cơ thể (hay còn được hiểu là điều hòa khí huyết). Xu hướng hoạt động của loại dược liệu này không quá “quyết liệt”, nó không làm phá vỡ hay tăng huyết áp của người sử dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ uống riêng cỏ máu thì không mang lại tác dụng kể trên, nó cần được kết hợp với cả những loại thảo mộc khác.
Với tác dụng liên quan tới chứng tê bì tay chân, hay hỗ trợ những bệnh nhân bị tê liệt… cỏ máu di chuyển và thúc đẩy lượng máu trong cơ thể kèm theo những tác dụng thư giãn và kích hoạt gân cốt nhẹ nhàng. Loại dược liệu quý này được các các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc chỉ định cho những bệnh nhân bị tê cơ, yếu – đau lưng và đầu gối, tê liệt do thiếu máu không đủ nuôi dưỡng gân hoặc tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn các kinh mạch. Nó cũng là một vị thuốc trong bài thuốc kết hợp với các thảo mộc phù hợp khác, tác động tích cực trong điều trị chứng đau cơ khi trở trời, nồm ẩm hoặc gió mùa. Mỗi loại bệnh sẽ có liệu trình và sự kết hợp các vị thuốc linh hoạt, cỏ máu không đóng vai trò quyết định.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy cỏ máu hay huyết đằng cũng có các tác dụng hỗ trợ điều trị tim mạch, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh ngoài da, giúp tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện khi đưa cỏ máu vào là một trong cách thành phần của công thức tổng thể, chứ chưa từng có nghiên cứu nào được công bố “cỏ máu” có tác dụng chữa hay điều trị trực tiếp những loại bệnh kể trên.
Các liệu trình sản phẩm
Những bài thuốc phổ biến và được yêu thích nhất là sử dụng các thân cỏ máu Quảng Bình phơi khô, kết hợp với các dược liệu khác thành các bài thuốc với liệu trình và công dụng khác nhau, dùng sắc uống. Đặc biệt, có 2 liệu trình sắc uống của cỏ máu Tâm An rất được khách hàng yêu thích và tin dùng lâu năm đó là: liệu trình tăng cân – bổ máu & liệu trình đẹp da – an thần.
Mặc dù chưa có báo cáo về tính độc hại hay tác dụng phụ của cỏ máu khi dùng liều lượng lớn, nhưng phụ nữ không nên dùng loại thảo dược này khi đang trong thời kỳ mang thai. Việc sử dụng lâu dài là tương đối an toàn, miễn là theo chỉ dẫn của bác sĩ hay các hướng dẫn chi tiết của những đơn vị phân phối có uy tín như Cỏ máu Tâm An Quảng Bình.
Nếu bạn còn đang thắc mắc về loại thảo dược này, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nhà cung cấp Cỏ Máu đã qua kiểm định trước khi bổ sung hay sử dụng những sản phẩm liên quan tới Cỏ máu.
Bài viết có sử dụng các thông tin trong cuốn sách “Herbal Drugs & Phytopharmaceuticals” – Cuốn sách chuyên khoa về các loại thảo mộc & những phương pháp sử dụng cơ bản: https://amzn.to/2ESMTZR